Tuổi chịu trách nhiệm Trẻ_em

Trẻ em tại Jerusalem

Độ tuổi theo đó trẻ em bị coi là phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình cũng thay đổi theo thời gian, và nó được phản ánh theo cách chúng được đối xử tại các phiên toà của pháp luật. Thời La Mã, trẻ em bị coi là không có lỗi về các tội phạm, một lập trường sau này được Nhà thờ chấp nhận. Ở thế kỷ XIX, trẻ em chưa tới bảy tuổi được cho là không phải chịu trách nhiệm về tội lỗi. Trẻ em từ bảy tuổi trở lên bị coi là phải chịu trách nhiệm về hành vi. Vì thế, chúng có thể phải đối mặt với các trách nhiệm tội phạm, bị gửi tới nhà tù của người lớn, và bị trừng trị như người lớn như đánh roi, đóng dấu ô nhục hay treo cổ.[11] Ngày nay, ở nhiều quốc gia như Canada và Hoa Kỳ, trẻ em từ 12 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm cho hành động của chúng và có thể được gởi tới trung tâm giáo dục đặc biệt giống như các trường giáo dưỡng của Việt Nam cho trẻ vị thành niên.

Những cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng ít nhất 25 quốc gia trên thế giới không có độ tuổi quy định cho giáo dục phổ cập. Độ tuổi lao động tối thiểu và độ tuổi kết hôn tối thiểu cũng khác biệt. Ở Việt Nam độ tuổi phải tự chịu trách nghiệm cho việc mình làm là từ 12- 18 tuổi. Tại ít nhất 125 quốc gia, trẻ em trong độ tuổi 7-15 có thể bị đưa ra toà và có thể bị bỏ tù vì các hành động tội phạm. Ở một số quốc gia, trẻ em bị buộc phải tới trường cho tới khi 14 hay 15 tuổi, nhưng cũng có thể làm việc trước độ tuổi đó. Quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em có thể bị đe doạ vì việc kết hôn sớm, lao động trẻ em và việc bỏ tù.[12]

Tại Việt Nam trẻ em được pháp luật quy định độ tuổi dưới 16, từ 16 đến 18 là vị thành niên.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trẻ_em http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/k2crc.htm http://www.bartleby.com/61/13/C0291300.html http://oxforddictionaries.com/definition/english/c... http://www.thefreedictionary.com/Child http://popindex.princeton.edu/browse/v63/n3/f.html http://www.ssa.gov/dibplan/dacpage.shtml http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-giu-... http://www.elizabethi.org/uk/essays/childhood.htm http://www.hakani.org/en/convention/Convention_Rig... http://law.jrank.org/pages/12069/Juvenile-Justice-...